Khi bị tiểu đường thai kì bà bầu nên ăn và không nên ăn gì?
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)
Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp rất giàu chất xơ, là yếu tố quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bởi vì các thực phẩm có GI thấp sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lức… là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết.
Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.
Thực phẩm có GI cao (> 70): như xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì…. Đây là nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng nhanh đường huyết.
Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có bất kỳ loại thực phẩm có GI cao. Trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu.
Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein, chẳng hạn như:
- Đậu
- Cá
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc
- Thịt gia cầm
- Các loại quả hạch ( hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca)
- Chọn chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:
- Dầu ô liu
- Dầu lạc
- Trái bơ
- Hầu hết các loại hạt và hạt
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá ngừ
- Hạt chia
Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?
Tránh các thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu là điều cần thiết khi một người đang theo chế độ ăn kiêng tiểu đường thai kỳ.
Tránh thực phẩm có nhiều đường
Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm có đường, càng nhiều càng tốt.
Thực phẩm có nhiều đường cần tránh bao gồm:
- Các loại bánh kẹo ngọt
- Nước ngọt
- Nước ép trái cây có thêm đường
- Thực phẩm nướng như bánh xốp nướng, bánh rán hoặc bánh ngọt.
- Sữa và trái cây có chứa đường tự nhiên và có thể uống ở ở mức độ vừa phải.
Tránh thức ăn chứa nhiều tinh bột
Thức ăn chứa nhiều tinh bột bao gồm bánh mì trắng, cơm trắng, mì trắng, phở, bún. Đây đều là những thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày nhưng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ luôn được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Hãy chia khẩu phần ăn thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén cơm.
Cắt giảm chất béo bão hòa
Cũng như với chế độ ăn cho bà bầu bình thường, mẹ nên sử dụng các chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu hướng dương hoặc ô liu để nấu ăn và trộn salad. Khi chế biến thực phẩm nên nướng, hấp, luộc thay vì chiên, xào.
Mẹ cũng có thể ăn nhẹ với các loại hạt, giàu chất béo không bão hòa, thay vì sô cô la sữa. Hạn chế chất béo từ động vật thay bằng cá, đặc biệt là cá hồi rất tốt cho thai nhi.
Tránh thực phẩm chứa đường và carb ẩn
Một số thực phẩm nhìn bề ngoài thì có vẻ không chứa nhiều tinh bột và đường, nhưng thực ra không phải vậy thậm chí chúng còn chứa rất nhiều đường và tinh bột không tốt cho sức khỏe bao gồm:
- Thức ăn nhanh (fastfood)
- Đồ uống có cồn. Dù sao bạn vẫn phải tránh uống chúng khi mang thai.
- Đồ chiên dầu mỡ.
- Trái cây khô: Tuy chứa chất xơ và dinh dưỡng nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh.
- Một số thực phẩm cần kiêng khác:
- Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.
- Da và nội tạng động vật: là những loại thực phẩm người bị bênh tiểu đường thai kỳ cần tránh bởi chúng cung cấp quá nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa, khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.
Cách ăn giúp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khỏe mẹ, khỏe con
- Nguyên tắc “1 phần 4”: Chia đĩa ăn thành 4 phần, trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén.
- Ăn sáng đầy đủ, nên chọn bữa ăn sáng có GI thấp như cháo, bánh mì nguyên cám, bánh mì đen kèm trứng và sữa tươi không đường
- Xem kích thước phần ăn, không cần phải ‘ăn cho hai người’. Kích thước khẩu phần sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến mức đường huyết của bạn.
- Khẩu phần ăn vẫn bao gồm carbohydrate nhưng tìm kiếm các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp và không có quá nhiều đường.
- Ăn nhiều rau, củ không tinh bột, không đường mỗi ngày để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho bạn và em bé.
- Cắt giảm muối, quá nhiều muối có liên quan đến huyết áp cao, làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
- Hãy nhớ rằng bạn cũng cần kiêng cả đồ uống nhiều đường nữa. Hãy chỉ uống nhiều nước và các đồ uống không đường.
Các cách khác để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bao gồm:
- Ăn ít và chia nhỏ bữa ăn, ăn 5-6 bữa một ngày để tránh.
- Tránh ăn quá nhiều carb cùng một lúc.
- Ăn nhiều carb phức tạp và có nhiều chất xơ.
- Kết hợp carbs với protein hoặc chất béo lành mạnh.
- Không bỏ bữa, đặc biệt bữa sáng.
- Ăn một bữa sáng giàu chất xơ.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối (11/12/2023)
- Lưu Ý Về Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Khi Bị Táo Bón (29/08/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Khi bị tiểu đường thai kì bà bầu nên ăn và không nên ăn gì? (18/12/2023)
- Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho con yêu (18/12/2023)
- 9 thực phẩm người cao tuổi bị xương khớp nên dùng (11/12/2023)
- Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối (11/12/2023)
- Nên cho trẻ suy dinh dưỡng ăn như thế nào? (11/12/2023)
- Bổ sung chất xơ đúng cách cho bé (07/12/2023)
- Mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh (07/12/2023)
- Những thực phẩm người cao tuổi cần tránh để khỏe mạnh (07/12/2023)
- Mẹ ốm nghén nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? (28/11/2023)
- Thực phẩm chống viêm cho người cao tuổi thiếu máu cơ tim (28/11/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho người cao tuổi đúng cách (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ đúng cách và an toàn (18/11/2023)
- Món ăn bài thuốc bổ dưỡng cho người cao tuổi (18/11/2023)
- Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi (18/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ mà các mẹ nên biết (18/11/2023)
- 9 thực phẩm tốt cho người cao tuổi giúp sống khỏe sống lâu (05/11/2023)
- Thực phẩm mẹ bầu ốm nghén nên ăn (05/11/2023)
- 10 thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ em khỏe mạnh và phát triển trí não tốt hơn (05/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi (29/10/2023)