Mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh
Protein
Protein là một chất quan trọng trong việc phát triển cơ thể và não bộ của trẻ, vì thế việc cung cấp đủ protein trong bữa ăn hàng ngày là không thể thiếu. Hãy lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein để chế biến trong bữa ăn hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, vừng, lạc …
I-ốt
I-ốt là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của não bộ, thiếu chất này thai nhi dễ bị mắc chứng đần độn. Sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ i-ốt cho bà bầu và thai nhi.
Các axit béo
Các axit amin DHA hoặc AA là những chất quan trọng giúp cho sự phát triển của não bộ của trẻ, để con thông minh hơn, trí não ghi nhớ lâu hơn. DHA và AA rất giàu trong cá hồi, cá ngừ, dầu cá, gan và ngay cả sữa mẹ … theo nhiều nghiên cứu cho thấy bà bầu ăn cá khoảng 5 lần /tuần thì đứa trẻ sinh ra có chỉ số IQ thông minh hơn những đứa trẻ khác là 8 điểm, vì thế việc cung cấp đủ DHA và AA trong suốt thời gian mang thai nhé, nhưng lưu ý rằng cần hạn chế những loại hải sản có chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm
Sắt
Nhiều nghiên cứu kết luận, có mối liên quan giữa sự thiếu hụt chất sắt trong cơ thể người mẹ và suy giảm chức năng não ở bé; do đó, bạn nên tiêu thụ đủ sắt trong thai kỳ.
Nhóm thực phẩm giàu chất sắt nhất là:
- Các loại rau: Rau ngót, rau muống, rau cải xoong, cải xanh…
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu (thịt càng sẫm màu càng giàu chất sắt; đối với thịt gia cầm thì thịt đùi có hàm lượng sắt cao hơn thịt lườn).
- Lòng đỏ trứng.
- Cá biển (các loại cá béo) và động vật thân mềm (sò, trai…).
- Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch và yến mạch.
- Đậu Hà Lan và các loại đậu đỗ.
- Một số loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt bồ đào…
Trong đó sắt trong thịt được hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần. Sự có mặt của các thành phần sắt trong thịt cũng tăng cường sự hấp thu trong rau và ngược lại.
Axit folic
Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não và tủy sống, gây ra những khuyết tật về hệ thần kinh của thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cần tuyệt đối chú ý đến việc bổ sung axit folic.
Thiếu sắt hay thiếu axit folic sẽ dẫn đến thiếu máu. Đối với thai nhi thiếu máu do thiếu sắt và axit folic có thể gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị sinh non, nhẹ cân. Ngoài ra thiếu máu trong quá trình mang thai còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí lực sau nay của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.
Hiện nay Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Những thực phẩm sau đây chứa nhiều axit folic mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn: cà chua, quả bơ, hạt hướng dương, họ nhà cam quýt, trứng, bánh mỳ và ngũ cốc...
Chuối
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai ăn chuối hàng ngày sẽ cung cấp đủ lượng kali, axit folic, vitamin B6… Đây là những chất giúp hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh thai nhi, tránh nứt đốt sống và những biến dạng thai nhi.
Việc bổ sung kali giúp bảo vệ tim mạch và đóng vai trò tạo các mô mạch máu. Vì vậy, phụ nữ mang thai hãy ăn chuối mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và thai nhi.
Bắp cải
Đây là loại rau xanh không chỉ rất tốt cho mẹ bầu mà còn có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong bắp cải có chứa rất nhiều chất béo có lợi cho não. Không chỉ giúp tăng cường sự phát triển của bào thai cũng như phát triển trí tuệ của trẻ sau này mà bắp cải còn rất có lợi cho sức khỏe của người mẹ.
Trứng
Trứng có chứa nhiều axit amin, lectin, canxi… có lợi cho sự phát triển của não. Tuy nhiên, vì trứng là loại thực phẩm khó tiêu hóa nên mẹ bầu chỉ nên ăn trứng với lượng vừa phải. Tránh ăn quá nhiều gây đầy bụng khó tiêu.
Thai phụ cũng cần chú ý:
- Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu.
- Đừng để quá đói hoặc ăn quá no.
- Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít.
- Khi ăn cơm, không nên ăn canh, hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu.
- Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị.
- Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối (11/12/2023)
- Lưu Ý Về Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Khi Bị Táo Bón (29/08/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Khi bị tiểu đường thai kì bà bầu nên ăn và không nên ăn gì? (18/12/2023)
- Những thực phẩm người cao tuổi cần tránh để khỏe mạnh (07/12/2023)
- Mẹ ốm nghén nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? (28/11/2023)
- Thực phẩm chống viêm cho người cao tuổi thiếu máu cơ tim (28/11/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho người cao tuổi đúng cách (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ đúng cách và an toàn (18/11/2023)
- Món ăn bài thuốc bổ dưỡng cho người cao tuổi (18/11/2023)
- Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi (18/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ mà các mẹ nên biết (18/11/2023)
- 9 thực phẩm tốt cho người cao tuổi giúp sống khỏe sống lâu (05/11/2023)
- Thực phẩm mẹ bầu ốm nghén nên ăn (05/11/2023)
- 10 thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ em khỏe mạnh và phát triển trí não tốt hơn (05/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi (29/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai (29/10/2023)
- Đạm Whey và MCT - Bí quyết giúp con tăng cân khỏe mạnh (29/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng mùa đông cho bé (25/10/2023)
- Có nên bổ sung chất béo vào bữa ăn cho trẻ? (25/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương chậm lớn (25/10/2023)
- Cách cho con ăn vặt khoa học an toàn (17/10/2023)