Cách ăn uống khoa học cho mẹ bầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng
1. Không được bỏ bữa sáng
Nhiều mẹ bầu có thói quen ngủ đến trưa, bỏ qua bữa sáng vì nghĩ bữa sáng không cần thiết. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn trái ngược khi bữa sáng lại là bữa quan trọng nhất trong ngày, giúp bổ sung dưỡng chất để cung cấp năng lượng cho cả mẹ và thai nhi. Nếu thường xuyên bỏ bữa sáng hoặc chỉ ăn sáng qua loa, thai phụ và thai nhi sẽ bị suy giảm sức khỏe, mẹ dễ mệt mỏi, con không đủ chất. Theo các chuyên gia, bữa sáng của mẹ bầu nên đảm bảo có nhiều protein, đủ chất béo, carbohydrate và trái cây.
2. Bữa chính nhất thiết phải có tinh bột
Nhiều mẹ bầu lo sợ cân nặng tăng quá mức đã lên kế hoạch bỏ hẳn tinh bột ra khỏi các bữa chính, chỉ ăn thức ăn. Đây không phải là cách ăn uống khoa học cho mẹ bầu.
Thay vì loại bỏ tinh bột, mẹ nên chú trọng đến liều lượng tinh bột nạp vào cơ thể qua từng bữa ăn, cố gắng chọn những loại tinh bột có mức đường huyết thấp như bún, gạo lứt, miến, khoai lang,… để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa không lo về vấn đề tăng cân quá mức hay tiểu đường thai kỳ.
3. Ăn nhiều rau quả
Rau quả sẽ cung cấp một lượng vitamin và chất xơ đáng kể để giúp mẹ bầu luôn khỏe đẹp, hạn chế các nguy cơ táo bón, đầy hơi khó chịu. Vì thế, mẹ nên tích cực bổ sung nhiều loại rau quả với nhiều màu sắc khác nhau, ít nhất 5 lần một ngày.
4. Chọn đồ ăn vặt lành mạnh
Đồ ăn vặt là “niềm đam mê” của rất nhiều người và các bà bầu cũng không ngoại lệ. Chưa kể những lúc ốm nghén, một chút đồ ăn vặt ngon miệng có thể giúp mẹ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ nên tránh xa những loại đồ ăn vặt quá ngọt, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, mẹ hãy chọn lựa những loại đồ ăn vặt lành mạnh hơn như các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó,…), trái cây khô, bánh ngũ cốc,…
5. Ăn cá hai lần một tuần
Đây là một trong những cách ăn uống khoa học cho mẹ bầu. Nguyên nhân là do cá cung cấp một lượng chất béo lành mạnh cùng các axit amin AA, EPA, DHA, vô cùng cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Muốn con thông minh mẹ hãy ăn cá ít nhất 2 lần một tuần, chú ý tránh xa các loại các chứa nhiều thủy ngân (cá thu, cá kiếm,…) để đảm bảo sự an toàn cho con.
6. Uống nhiều nước và các loại chất lỏng khác
Phụ nữ mang thai cần một lượng chất lỏng nhiều hơn do cơ thể hấp thụ nước nhanh hơn người bình thường rất nhiều. Nếu thiếu nước, mẹ dễ bị mệt mỏi, chóng mặt khó chịu,… Trong khi đó, thai nhi có thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm nên mẹ hãy cố gắng uống đủ nước và các loại chất lỏng khác như canh, nước ép, sữa,… mỗi ngày, nhất là vào những ngày nắng nóng.
7. Giữ cân nặng khỏe mạnh, ổn định
Tăng cân quá nhiều hay quá ít đều sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự an toàn của thai nhi. Tùy vào cơ địa và thể trạng mà mỗi bà bầu sẽ có số kg cần tăng khác nhau, trung bình một mẹ bầu có chỉ số BMI bình thường sẽ tăng khoảng 10 – 15 kg trong suốt thai kỳ. Mẹ hãy thiết lập chế độ ăn uống phù hợp và duy trì vận động cơ thể nhẹ nhàng để có cân nặng và sức khỏe ổn định.
8. Tránh xa những thực phẩm xấu
Cách ăn uống khoa học cho mẹ bầu chính là tránh xa những thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Những thực phẩm này bao gồm rượu, cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá mập, cá kiếm, cá thu,….), caffeine và các thực phẩm chứa nhiều vi trùng (hải sản hun khói, xúc xích/ thịt nguội chưa qua chế biến, sữa/ nước trái cây chưa tiệt trùng, phô mai mềm chưa tiệt trùng,...).
9. Đừng cố ăn cho hai người
Quan niệm mang bầu phải “ăn cho cả 2 người” đã quá cũ kỹ và được chứng minh hoàn toàn không đúng chút nào. Bà bầu tăng cân quá mức sẽ khó “vượt cạn”, dễ bị tiểu đường thai kỳ và những căn bệnh nguy hiểm khác ảnh hưởng cả mẹ lẫn con. Vì thế, chị em hãy chia nhỏ bữa ăn, chọn lựa các thực phẩm chất lượng cũng như điều chỉnh chế độ ăn thật hợp lý.
Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm có khả năng cung cấp “dinh dưỡng kép” cho mình và cả thai nhi trong bụng. Đừng cố ăn cho hai người nhưng cũng không nên “chăm chăm” tập trung ăn chỉ để “vào con mà không vào mẹ” vì chính bản thân người mẹ cũng cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh, sẵn sàng cho công cuộc “vượt cạn” an toàn và chăm sóc con sau sinh.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối (11/12/2023)
- Lưu Ý Về Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Khi Bị Táo Bón (29/08/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Khi bị tiểu đường thai kì bà bầu nên ăn và không nên ăn gì? (18/12/2023)
- Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì để cải thiện? (05/02/2024)
- Top 7 siêu thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho bé (05/02/2024)
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi trong thời tiết rét đậm (28/01/2024)
- 6 ý tưởng cho bữa sáng lành mạnh với phụ nữ mang thai (28/01/2024)
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ thích ứng tốt hơn với thời tiết lạnh (28/01/2024)
- NATUMIL TRAO TẶNG 3000 LY SỮA TỚI NHỮNG “CÁNH HOA NHỎ” MIỀN BIÊN GIỚI (24/01/2024)
- Dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp mau phục hồi (21/01/2024)
- Người cao tuổi bổ sung canxi thế nào để phòng loãng xương (21/01/2024)
- 9 thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ (21/01/2024)
- 5 bí quyết giúp người cao tuổi ăn Tết vui, khỏe (15/01/2024)
- 7 mẹo tránh đầy bụng cho mẹ bầu trong những ngày Tết (15/01/2024)
- Bí quyết giúp con không bị rối loạn tiêu hóa dịp Tết này (15/01/2024)
- Những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thai phụ nên ăn dịp Tết (02/01/2024)
- Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi trong dịp Tết (02/01/2024)
- 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho con trong dịp Tết (02/01/2024)
- Dinh dưỡng cho người cao tuổi có cholesterol máu cao (28/12/2023)
- Mẹ nên bổ sung vitamin C cho con như thế nào? (28/12/2023)
- Thực đơn gợi ý cho mẹ sau sinh lợi sữa và khỏe mạnh (28/12/2023)
- Người cao tuổi nên ăn uống thế nào để có giấc ngủ ngon? (18/12/2023)
- Khi bị tiểu đường thai kì bà bầu nên ăn và không nên ăn gì? (18/12/2023)