Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho con yêu
1. Sức đề kháng là gì ?
Tăng sức đề kháng trẻ em là vấn đề mà hầu như cha mẹ nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm rõ khái niệm sức đề kháng là gì. Sức đề kháng được định nghĩa là khả năng cơ thể được bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh khi bị chúng tấn công.
Với từng giai đoạn phát triển trong cuộc đời mà mỗi chúng ta sẽ có khả năng đề kháng khác nhau. Trong đó, sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu kém, đây là lý do khiến trẻ nhỏ hay ốm vặt, nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa... rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ và/hoặc kèm theo chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.
Bình thường, thai nhi còn trong bụng mẹ cơ bản đã có khả năng đề kháng nhất định giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, mức độ đề kháng ở trẻ còn yếu kém, chưa đầy đủ và chưa toàn diện. Khi chào đời bé phải tiếp xúc với môi trường sống phức tạp bên ngoài, bé sẽ có cơ cao mắc các bệnh lý khác nhau (hay gặp nhất là bệnh liên quan hô hấp và tiêu hóa). Hậu quả của tình trạng này là tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương và tác động không tốt đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Vì lẽ đó, tăng sức đề kháng trẻ em là một việc làm cấp thiết mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nên quan tâm để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bé phát triển, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Một trong những cách tăng sức đề kháng trẻ em hiệu quả chính là thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày phù hợp. Vậy những món ăn tăng sức đề kháng cho bé là gì?
2. Yêu cầu cần có của các món ăn tăng sức đề kháng cho bé
Ăn tăng sức đề kháng là một phương pháp vừa dễ thực hiện vừa mang lại hiệu quả cao nếu áp dụng đúng cách. Cha mẹ cần tham khảo chế độ dinh dưỡng phù hợp tùy theo từng độ tuổi và thể trạng của bé.
2.1. Tăng sức đề kháng cho bé sơ sinh
Nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ sơ sinh chắc chắn phải là sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn tăng sức đề kháng cho bé sơ sinh đơn giản là mẹ cố gắng cho bé bú sữa mẹ với số lượng thích hợp. Bên cạnh là nguồn dinh dưỡng dồi dào, sữa mẹ còn chứa một lượng lớn kháng thể giúp cơ thể trẻ phòng tránh được nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác nhau.
Nhiều nghiên cứu tin cậy trên thế giới đã chứng minh sữa mẹ mang lại cho bé khả năng phòng ngừa dị ứng, hạn chế ốm vặt, bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn, virus gây hại, đồng thời hỗ trợ hiệu quả khả năng làm việc chưa tốt của hệ thống miễn dịch.
Vì những lý do trên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời và nên kéo dài đến 24 tháng tuổi (nếu có thể) để tăng sức đề kháng trẻ em, bảo vệ cơ thể hiệu quả nhất.
2.2. Yêu cầu của các món ăn tăng sức đề kháng cho nhóm trẻ lớn hơn
Chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng trẻ em nên đáp ứng những yêu cầu sau:
-Bổ sung cho trẻ đủ lượng nước nhu cầu hằng ngày;
-Các bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính bao gồm Carbohydrate (tinh bột), protein (đạm), lipid (dầu mỡ) và các vitamin, khoáng chất khác;
-Chế độ ăn tăng sức đề kháng không bao giờ thiếu kẽm, trong đó các loại thực phẩm dồi dào kẽm bao gồm tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc...
-Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp thêm các loại rau củ, hoa quả tươi (chứa nhiều vitamin C, E) giúp tăng sức đề kháng trẻ em, hạn chế táo bón;
-Các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, sữa chua... cũng mang lại khả năng tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ;
-Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cha mẹ muốn tăng sức đề kháng cho bé nên xây dựng cho con một lối sống lành mạnh: đảm bảo chất lượng giấc ngủ, rèn luyện cơ thể thường xuyên, tắm nắng để hấp thụ thêm vitami
3. Một số vi chất giúp tăng sức đề kháng trẻ em
3.1. Vitamin A
Đây là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây chứng minh việc bổ sung đầy đủ vitamin A làm giảm đến 23% nguy cơ tử vong ở trẻ. Thiếu hụt vitamin A là nguyên nhân khiến các tuyến ngoại tiết của cơ thể giảm khả năng bài tiết, giảm khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Do đó, các món ăn tăng sức đề kháng cho bé nên bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin A như quả gấc, rau ngót, rau dền, gan gà...
3.2. Vitamin E
Vai trò của vitamin E bao gồm tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ các chất béo của màng tế bào tránh khỏi quá trình oxy hóa và tham gia vào chuyển hóa tế bào.
Do đó, muốn có chế độ ăn tăng sức đề kháng cho con thì cha mẹ cần bổ sung vitamin E thông qua các loại thực phẩm như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.
3.3. Vitamin C
Vitamin C quá quen thuộc với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nguyên liệu cần thiết của tế bào lympho T và bạch cầu. Thiếu vitamin C khiến cơ thể trẻ trở nên nhạy cảm với các bệnh lý nhiễm khuẩn, tăng tính thấm thành mạch dẫn đến mạch máu dễ vỡ (bầm tím), da khô ráp.
Bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp cơ thể trẻ tăng lượng IgA, IgM, tăng hoạt tính bạch cầu, tăng kích thích chuyển dạng lympho và hình thành các bổ thể. Vitamin C có nhiều trong: rau ngót, rau dền, rau đay và các loại trái cây như: bưởi, đu đủ, cam, chanh...
3.4. Vitamin D
Vitamin D thuộc nhóm tan trong chất béo và có mối liên hệ đặc biệt đến hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn cung cấp chính của vitamin D được da tổng hợp thông qua xúc tác của bức xạ tia UV-B (chiếm 80-90%) và chế độ ăn uống (khoảng 10-20%).
Do đó, để cung cấp đủ vitamin D mỗi ngày, bé cần được tắm nắng 15-30 phút và tăng cung cấp qua bữa ăn giàu thực phẩm chứa vitamin D như lòng đỏ trứng, các loại hải sản...
3.5. Vitamin nhóm B
Vai trò của vitamin B9 (folate) và B6 (pyridoxin) quan trọng hơn loại còn lại. Thiếu hụt B9 (folate) là nguyên nhân các tế bào chậm trễ tổng hợp và tham gia vào các cơ chế miễn dịch.
Thiếu vitamin B6 (hay pyridoxin) sẽ làm chậm khả năng miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Để bổ sung các vitamin nhóm B, món ăn tăng sức đề kháng cho bé nên cung cấp đủ cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì...
3.6. Sắt
Sắt là nguyên liệu không thể thiếu để để hợp ADN, chính xác hơn là cần cho quá trình phân bào. Trẻ thiếu sắt đồng nghĩa nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên. Sắt tác động tiêu cực đến khả năng miễn dịch tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Các món ăn giúp bổ sung sắt cho cơ thể trẻ bao gồm: nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng...
3.7. Kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp các vết thương mau lành, cải thiện vị giác và khứu giác. Bên cạnh đó, kẽm tham gia tạo nên các enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy cơ thể thiếu kẽm nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn do suy giảm sức đề kháng. Các món ăn giàu kẽm bao gồm thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, hàu...
3.8. Selen
Selen đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của men glutathione peroxidase, do đó selen sẽ ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ thống miễn dịch, bao gồm hoạt động của các tế bào bạch cầu. Thiếu hụt selen là nguyên nhân khiến chức năng miễn dịch bị ức chế và từ đó giảm khả năng chống lại các tác nhân nhiễm trùng.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng có thể bổ sung các vi chất qua các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- 9 thực phẩm người cao tuổi bị xương khớp nên dùng (11/12/2023)
- Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối (11/12/2023)
- Nên cho trẻ suy dinh dưỡng ăn như thế nào? (11/12/2023)
- Bổ sung chất xơ đúng cách cho bé (07/12/2023)
- Mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh (07/12/2023)
- Những thực phẩm người cao tuổi cần tránh để khỏe mạnh (07/12/2023)
- Mẹ ốm nghén nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? (28/11/2023)
- Thực phẩm chống viêm cho người cao tuổi thiếu máu cơ tim (28/11/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho người cao tuổi đúng cách (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ đúng cách và an toàn (18/11/2023)
- Món ăn bài thuốc bổ dưỡng cho người cao tuổi (18/11/2023)
- Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi (18/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ mà các mẹ nên biết (18/11/2023)
- 9 thực phẩm tốt cho người cao tuổi giúp sống khỏe sống lâu (05/11/2023)
- Thực phẩm mẹ bầu ốm nghén nên ăn (05/11/2023)
- 10 thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ em khỏe mạnh và phát triển trí não tốt hơn (05/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi (29/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai (29/10/2023)