Bổ sung chất xơ đúng cách cho bé
Tuy không trực tiếp sinh năng lượng như chất đạm, chất bột và chất béo... song chất xơ vẫn rất cần thiết để tạo nên cơ thể khỏe mạnh. Ăn đủ chất xơ là điều kiện quan trọng giúp hệ tiêu hóa ổn định, chống táo bón. Đồng thời, dưỡng chất này còn góp phần tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng. Về lâu dài, bổ sung chất xơ đầy đủ còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và một số loại ung thư.
Hầu hết các bà mẹ hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của chất xơ đối với cơ thể trẻ. Song rất nhiều trẻ sợ ăn rau, ghét hoa quả nên việc bổ sung đủ dưỡng chất này cho các bé không đơn giản.
Nhu cầu về chất xơ của trẻ em mỗi ngày được tính theo công thức: 5g + tuổi của bé. Theo đó, trẻ 5 tuổi cần 10g mỗi ngày, trẻ 8 tuổi cần 13g mỗi ngày... Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp các mẹ bổ sung chất xơ cho con:
1. Ăn hoa quả đúng cách
Nhiều bà mẹ rất tích cực cho con dùng trái cây nhưng chỉ ép lấy nước cho bé uống. Điều này vô tình khiến lượng chất xơ đi vào cơ thể trẻ rất ít, vì hầu hết hàm lượng dưỡng chất này tồn tại trong phần thịt của rau, củ, quả...
Theo đó, khi cho bé ăn hoa quả, cha mẹ nên cho con ăn cả nước và cái. Nếu trẻ còn quá nhỏ, mẹ có thể xắt miếng bé để con tập nhai, điều đó cũng giúp răng bé phát triển hơn. Đồng thời, với những loại hoa quả có hàm lượng dinh dưỡng nhiều ở phần vỏ, nhất là táo, mẹ nên rửa sạch, ngâm nước muối sát khuẩn rồi cho bé ăn cả vỏ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, điều quan trọng không phải bé ăn bao nhiêu trái cây mỗi ngày mà là lượng chất xơ, vitamin từ hoa quả hấp thụ vào cơ thể trẻ như thế nào. Do đó, thay vì ép con ăn nhiều, mẹ nên cho bé ăn đúng cách để tận dụng tối đa lượng chất xơ có trong trái cây mà con ăn.
2. Bổ sung nhiều ngũ cốc
Trong các loại đậu, khoai, ngô có hàm lượng chất xơ rất lớn. Mẹ có thể bổ sung những món ngũ cốc này cho con 2-3 lần mỗi tuần, vừa giúp bé thay đổi khẩu vị, vừa bổ sung chất xơ cho con. Với những bé quá lười ăn rau, củ, quả..., mẹ có thể cho bé dùng gạo lứt thay cho gạo tẻ. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy gạo lứt không chỉ nhiều dưỡng chất bổ dưỡng mà còn rất giàu chất xơ.
3. Không chế biến rau quá kỹ
Không chỉ vitamin, lượng chất xơ trong các loại rau cũng bị giảm, thậm chí mất đi nếu mẹ chế biến quá kỹ. Khi nấu cháo hoặc bột cho bé, mẹ nên cho rau vào cuối cùng, khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Cách làm này vừa giúp bé ăn rau không bị ngái, vừa bảo tồn hàm lượng chất xơ trong bữa ăn.
4. Ăn sữa chua mỗi ngày
Không chỉ giàu canxi, chất béo..., mỗi hộp sữa chua 100g còn chứa 1,1g chất xơ hòa tan. Như vậy, mỗi ngày cho bé ăn 2 hộp sữa chua, mẹ đã bổ sung cho con hơn 2g chất xơ. Con số này tuy không quá lớn nhưng cũng góp phần hoàn thiện lượng dưỡng chất thiết yếu mà bé cần.
Giàu chất xơ và vitamin (một hộp sữa chua 100g có chứa cả vitamin A, vitamin D3, vitamin B2, vitamin B12), được bổ sung cả lợi khuẩn Probiotics nên sữa chua giúp bé tiêu hóa tốt, chống táo bón, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời, hàm lượng canxi cao trong chế phẩm sữa này còn giúp bé phát triển chiều cao và hệ xương tốt hơn.
5. Chọn thực phẩm bổ sung giàu chất xơ
"Tham" chất dinh dưỡng nên khi mua thực phẩm bổ sung cho con như sữa công thức, bột ăn dặm, bánh ăn dặm..., nhiều bà mẹ chọn những loại có hàm lượng đạm, béo cao mà quên mất vai trò quan trọng của chất xơ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng nói chung và thừa đạm - thiếu chất xơ nói riêng sẽ khiến cơ thể bé bị nóng, sinh ra táo bón và khó hấp thụ hết dưỡng chất. Như vậy, dù được ăn nhiều chất đạm, bé cũng khó tiêu hóa để cao lớn, khỏe mạnh.
Lời khuyên dành cho các mẹ là cần học cách đọc nhãn sản phẩm khi chọn thực phẩm bổ sung, nên chọn những loại giàu chất xơ để bé dễ tiêu hóa. Có như vậy, trẻ mới hấp thụ tốt để phát triển toàn diện và tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh (07/12/2023)
- Những thực phẩm người cao tuổi cần tránh để khỏe mạnh (07/12/2023)
- Mẹ ốm nghén nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? (28/11/2023)
- Thực phẩm chống viêm cho người cao tuổi thiếu máu cơ tim (28/11/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho người cao tuổi đúng cách (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ đúng cách và an toàn (18/11/2023)
- Món ăn bài thuốc bổ dưỡng cho người cao tuổi (18/11/2023)
- Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi (18/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ mà các mẹ nên biết (18/11/2023)
- 9 thực phẩm tốt cho người cao tuổi giúp sống khỏe sống lâu (05/11/2023)
- Thực phẩm mẹ bầu ốm nghén nên ăn (05/11/2023)
- 10 thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ em khỏe mạnh và phát triển trí não tốt hơn (05/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi (29/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai (29/10/2023)
- Đạm Whey và MCT - Bí quyết giúp con tăng cân khỏe mạnh (29/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng mùa đông cho bé (25/10/2023)
- Có nên bổ sung chất béo vào bữa ăn cho trẻ? (25/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương chậm lớn (25/10/2023)