Thực phẩm mẹ bầu ốm nghén nên ăn
Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp giảm nghén, tùy vào sở thích ăn uống của mình mẹ bầu có thể chọn dùng.
Gừng: chứa hợp chất gingerol và shogaol giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa cũng như kiểm soát các cơn buồn nôn, ói mửa ở phụ nữ mang thai. Mỗi sáng ngủ dậy, mẹ hãy uống một ly nước ấm pha với một thìa mật ong, một thìa nước cốt chanh và vài lát gừng đập dập. Trong ngày, bất cứ lúc nào cảm thấy buồn nôn, mẹ bầu có thể uống hỗn hợp nước mía hòa cùng nước ép gừng tươi, công dụng rất tốt.
Chuối: Khi thai phụ nôn ói hay tiêu chảy, cơ thể sẽ hao hụt một lượng kali đáng kể. Đây là lý do khiến mẹ bầu mệt mỏi, buồn nôn. Lúc này, ăn một quả chuối chín sẽ giúp bổ sung lượng kali vừa mất, đồng thời nó cũng giúp mẹ ngăn ngừa cơn ốm nghén kịp thời.
Các sản phẩm từ sữa: như sữa tươi, sữa chua, phô mai... đều có chứa "thuốc kháng axit" tự nhiên, giúp trung hòa axit trong dạ dày và giảm cơn ốm nghén rất tốt.
Quả me: là "vị thuốc" chữa nôn ói, chán ăn khá hiệu quả. Mẹ có thể cho quả me vào nước và đun sôi, sau đó chắt lấy nước uống sẽ giúp giảm triệu chứng nghén.
Dưa hấu: luôn đứng đầu danh sách các loại trái cây nhiều nước, thế nên, nó sẽ bù lại lượng nước đã mất cho các mẹ bầu hay nôn ói. Ăn vài miếng dưa hấu hoặc nhâm nhi một ly nước ép dưa hấu cũng giúp chế ngự cơn buồn nôn.
Bánh mì, bánh quy: Một lượng lớn carbohydrate trong các loại bánh này có tác dụng giúp trung hòa axit dạ dày. Mẹ bầu ốm nghén có thể bổ sung một lát bánh mì nướng, vài chiếc bánh quy mặn trong thực đơn.
Củ cải: có tác dụng chống buồn nôn hiệu quả nên có mặt trong thực đơn cho bà bầu ốm nghén. Cách chế biến rất đơn giản, mẹ bầu có thể ép củ cải lấy nước uống hoặc nấu món thịt kho củ cải, củ cải xào trứng, canh củ cải...
Khoai lang, khoai tây: giàu chất xơ và các loại vi chất thiết yếu như vitamin B6, vitamin C, folate, photpho... Mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất tốt cho chính mình và thai nhi mà còn giảm hẳn các triệu chứng ốm nghén.
Trên là một số thực phẩm giúp giảm triệu chứng nghén cũng như chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu bị ốm nghén không bị thiếu hụt dưỡng chất trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ bị ốm nghén kéo dài hoặc ốm nghén nặng nên tìm gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối (11/12/2023)
- Lưu Ý Về Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Khi Bị Táo Bón (29/08/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Khi bị tiểu đường thai kì bà bầu nên ăn và không nên ăn gì? (18/12/2023)
- 10 thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ em khỏe mạnh và phát triển trí não tốt hơn (05/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi (29/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai (29/10/2023)
- Đạm Whey và MCT - Bí quyết giúp con tăng cân khỏe mạnh (29/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng mùa đông cho bé (25/10/2023)
- Có nên bổ sung chất béo vào bữa ăn cho trẻ? (25/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương chậm lớn (25/10/2023)
- Cách cho con ăn vặt khoa học an toàn (17/10/2023)
- Cách cho trẻ uống nước đúng cách và tốt cho sức khỏe (17/10/2023)
- Dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa (17/10/2023)
- 5 loại hạt giàu dinh dưỡng cho trẻ (04/10/2023)
- Những thực phẩm giúp con tăng cân lành mạnh (04/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng giúp con yêu phát triển chiều cao trong 1000 ngày đầu đời (04/10/2023)
- Làm gì để trẻ không bị thiếu Vitamin A? (02/10/2023)
- Những chú ý dinh dưỡng cho trẻ từ 7 tháng tuổi (02/10/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chất (24/09/2023)
- Hệ miễn dịch - “Tấm khiên” bảo vệ con khỏi bệnh tật (24/09/2023)
- Yếu tố nào quyết định tới chiều cao của trẻ? (24/09/2023)
- 3 cách bổ sung đạm để bé khỏe mạnh và cao lớn (15/09/2023)