Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương chậm lớn
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương?
Nguyên nhân của còi xương là do thiếu Canxi, vitamin D, MK7 dẫn tới thiếu Canxi trong xương. Trong khi canxi là một vi chất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể trong đó tham gia vào điều hòa hệ thần kinh giao cảm. Do đó dấu hiệu đầu tiên đứa trẻ biểu hiện thiếu canxi đó là rối loạn thần kinh thực vật trẻ rất hay khóc về đêm, ra mồ hôi trộm.
Đặc biệt sau thời gian dài bị còi xương mà không được điều trị thì sẽ có những biến dạng trên xương như đầu bẹp, trán dô, nặng hơn nữa ở giai đoạn trẻ biết ngồi thì lồng ngực bị dô, rồi cháu có những biểu hiện chậm phát triển về vận động như chậm biết lẫy, biết bò, biết đứng, biết đi, chậm mọc răng.
Tiếp theo là đến giai đoạn còi xương di chứng, trẻ có những biến dạng ở xương như chân cong vòng kiềng, hình chữ X chữ O, vòng cổ chân cổ tay, hay ngực xuất hiện những chuỗi hạt sườn hoặc cong vênh xương sườn. Đến giai đoạn này thì dù bệnh còi xương được điều trị tích cực cũng chỉ hết triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật mà không bao giờ hết các di chứng ở xương của trẻ.
Do vậy, cần phòng bệnh còi xương ngay từ khi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp trẻ có nguy cơ bị còi xương cần điều trị ở giai đoạn sớm khi trẻ mới có các rối loạn thần kinh thực vật như ngủ trằn trọc, khóc đêm, ra nhiều mồ hôi trộm, tóc rụng hình vành khăn... để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, tránh để lại các di chứng ở xương của trẻ.
Những trẻ có nguy cơ còi xương cao?
Những trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm:
- - Trẻ sinh vào mùa thu, mùa đông, nhà ở thiếu ánh sáng, trẻ không được tắm nắng hàng ngày, hoặc tắm nắng không đúng cách ….
- - Trẻ sinh non, trẻ sinh đôi, sinh ba, trẻ bị còi xương từ bào thai do chế độ ăn của mẹ thiếu chất…
- - Trẻ bị hay bị bệnh hô hấp như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi…
- - Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa kéo dài như táo bón, phân sống, tiêu chảy, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự hấp thu Canxi và muối khoáng ở ruột.
- - Trẻ không được bú mẹ, hoặc thiếu sữa mẹ phải ăn sữa công thức thì cũng dễ bị còi xương hơn.
- - Trẻ được nuôi dưỡng không đúng cách như chế độ ăn thiếu dầu mỡ không hấp thu được vitamin D, MK7.
Hay trẻ ăn nhiều chất bột từ sớm (trước 6 tháng) do chất bột có nhiều acide phytinic, chất này kết hợp với Canxi thành muối không hoà tan làm cho sự hấp thu Canxi ở ruột bị giảm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng còi xương ở trẻ, như nuôi dưỡng không đúng cách, do bệnh tật. Vì vậy để phòng và điều trị còi xương cho trẻ bên cạnh chế độ dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ hấp thu đủ vitamin D, MK7, Canxi và khoáng chất. Cần giúp trẻ giảm ốm vặt bằng cách tăng cường hệ miễn dịch toàn thân và miễn dịch đường tiêu hóa cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn, và tiếp tục bú mẹ cho tới khi được 2 tuổi. Ngay từ những tuần đầu sau sinh nên cho trẻ ra tắm nắng từ 10-15 phút trước 9 h sáng, mùa đông có thể tắm muộn hơn một chút. Trường hợp thời tiết lạnh, không có ánh nắng có thể bổ sung dự phòng vitamin D, MK7 hàng ngày cho trẻ.
Với trẻ trên 6 tháng, bên cạnh việc tắm nắng hàng ngày cho trẻ, trong chế độ ăn bổ sung cần chú ý thức ăn giàu canxi và các khoáng chất như tôm, cua, cá, trứng, rau xanh, đậu, sữa, và chế phẩm từ sữa. Chú ý cho trẻ ăn đủ chất béo dầu, mỡ để hấp thu vitamin D, MK7 và các vitamin tan trong dầu để trẻ phát triển tốt.
Điều quan trọng là khi trẻ lớn lên, nhu cầu cơ thể ngày một tăng cao, khi chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ, trẻ xuất hiện những dấu hiệu sớm nhất của còi xương cần bổ sung kịp thời, đủ các dưỡng chất quan trọng như Vitamin D, MK7, Canxi, Kẽm, Magie…Vitamin D giúp hấp thu Canxi khi trẻ ăn uống vào máu và MK7 tiếp tục vận chuyển canxi và khoáng chất từ máu đến nơi cần là xương. Việc bổ sung đồng bộ các dưỡng chất trên đầy đủ sẽ giúp trẻ phòng và hỗ trợ điều trị còi xương hiệu quả, đặc biệt là giúp trẻ cao lớn vượt trội và có dáng chuẩn khi trưởng thành.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Cách cho con ăn vặt khoa học an toàn (17/10/2023)
- Cách cho trẻ uống nước đúng cách và tốt cho sức khỏe (17/10/2023)
- Dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa (17/10/2023)
- 5 loại hạt giàu dinh dưỡng cho trẻ (04/10/2023)
- Những thực phẩm giúp con tăng cân lành mạnh (04/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng giúp con yêu phát triển chiều cao trong 1000 ngày đầu đời (04/10/2023)
- Làm gì để trẻ không bị thiếu Vitamin A? (02/10/2023)
- Những chú ý dinh dưỡng cho trẻ từ 7 tháng tuổi (02/10/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chất (24/09/2023)
- Hệ miễn dịch - “Tấm khiên” bảo vệ con khỏi bệnh tật (24/09/2023)
- Yếu tố nào quyết định tới chiều cao của trẻ? (24/09/2023)
- 3 cách bổ sung đạm để bé khỏe mạnh và cao lớn (15/09/2023)
- Những sai lầm khiến trẻ biếng ăn mẹ cần lưu ý (15/09/2023)
- Con 6 tháng tuổi - Ba mẹ nên cho ăn dặm mấy bữa một ngày? (15/09/2023)
- [Thông báo] V/v Nâng cấp sản phẩm Natumil (30/08/2023)
- [Theo 24H] Hệ sinh thái sản phẩm dinh dưỡng Natumil - Đáp ứng đa dạng nhu cầu dinh dưỡng của người Việt (14/08/2023)
- [Theo Vnexpress] Natumil ra mắt quỹ ươm mầm sức sống (14/08/2023)
- [Theo Soha] Công ty Cổ phần Sữa Natumil - Dấu ấn gần một thập kỷ ươm mầm sức sống (14/08/2023)
- [Theo SKĐS] Hệ sinh thái sản phẩm dinh dưỡng đáp ứng đa dạng nhu cầu dinh dưỡng của người Việt (14/08/2023)