Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai
Vai trò của dinh dưỡng hợp lý đối với phụ nữ mang thai
Trong quá trình phát triển của thai nhi, dinh dưỡng của bé sẽ phụ thuộc vào dinh dưỡng của người mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua nhau thai để cung cấp cho em bé. Việc có một chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai và trong quá trình 40 tuần mang thai đầy đủ sẽ giúp người mẹ và bé có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, đủ sức khỏe để sinh con, hồi phục sau sinh sớm, có đủ sữa cho con bú.
Nếu mẹ có dinh dưỡng khi mang thai tốt sẽ giúp con không bị suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần, vận động.
Những nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho bà bầu
Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thực hiện theo một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé:
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh của mẹ bầu góp phần quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé. Muốn bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đúng.
Nói không với những thực phẩm có hại: Những thực phẩm có hại không tốt cho cả mẹ và bé. Gây những biến chứng có thể nguy hiểm cho bé và mẹ.
Không được ăn kiêng khi mang thai: Ăn kiêng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé, việc giảm cân làm giảm cân nặng của cơ thể người mẹ và giảm hấp thu sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.Tuy nhiên, không phải bất cứ thứ gì mẹ bầu cũng nên ăn nhiều, bởi nhiều quá cũng gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Dinh dưỡng khoa học cho 40 tuần mang thai
Dinh dưỡng chuẩn bị mang thai hay trong suốt quá trình mang thai là một điều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do vậy, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
- Tăng thêm năng lượng: Mẹ bầu cần phải tăng thêm nhu cầu năng lượng, nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng cuối cần 2550 Kcal/ngày.
- Bổ sung đạm, chất béo: Bổ sung chất đạm tăng thêm 15g/ngày so với bình thường và chất béo chiếm 20% tổng năng lượng, khoảng 40g.
- Bổ sung sắt: Sắt là một trong những khoáng chất cần có trong dinh dưỡng cho người mới mang thai. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh. Các thực phẩm chứa sắt gồm: thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, đậu đỗ, tiết.
- Bổ sung Canxi: Phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng canxi là 800- 1000mg mỗi ngày. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
- Bổ sung kẽm: Thiếu kẽm có thể gây vô sinh, sảy thai, sinh non ... Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Kẽm có trong thịt, cá, hải sản.
- Bổ sung iốt: Nếu thiếu iốt ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra có thể bị thiểu năng, liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm... Cá biển, sò, rong biển... là những thực phẩm có chứa Iốt; đồng thời phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh.
- Bổ sung Axit Folic: Đây là vitamin không thể thiếu đối với dinh dưỡng khi mang thai của mẹ bầu. Thiếu axit folic có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ, tăng dị tật ống thần kinh. Nguồn cung cấp axit folic cho mẹ bầu gồm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ....
- Bổ sung Vitamin A: Là vitamin có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể. Vitamin có nhiều trong thức ăn tự nhiên như sữa, gan, trứng, rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống....
- Bổ sung Vitamin D: Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất canxi, phospho. Nếu phụ nữ mang thai thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ, thóp lâu liền. Vitamin D có nhiều trong phomat, cá, trứng, sữa,...
- Vitamin B1, B2: Vitamin B1 giúp chuyển hoá gluxit, chống bệnh tê phù ở phụ nữ mang thai; vitamin B1 có trong ngũ cốc và các hạt họ đậu. Vitamin B2 tham gia quá trình tạo máu; vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu...
- Vitamin C: Vitamin C là loại vitamin rất quan trọng trong dinh dưỡng khoa học cho 40 tuần mang thai, bởi vitamin này giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt, phòng chống thiếu máu, vì vậy bà bầu cần phải bổ sung vitamin C hằng ngày. Vitamin C chủ yếu có trong trái cây như: Ổi, cam, kiwi,...
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối (11/12/2023)
- Lưu Ý Về Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Khi Bị Táo Bón (29/08/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Khi bị tiểu đường thai kì bà bầu nên ăn và không nên ăn gì? (18/12/2023)
- Đạm Whey và MCT - Bí quyết giúp con tăng cân khỏe mạnh (29/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng mùa đông cho bé (25/10/2023)
- Có nên bổ sung chất béo vào bữa ăn cho trẻ? (25/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương chậm lớn (25/10/2023)
- Cách cho con ăn vặt khoa học an toàn (17/10/2023)
- Cách cho trẻ uống nước đúng cách và tốt cho sức khỏe (17/10/2023)
- Dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa (17/10/2023)
- 5 loại hạt giàu dinh dưỡng cho trẻ (04/10/2023)
- Những thực phẩm giúp con tăng cân lành mạnh (04/10/2023)
- Chế độ dinh dưỡng giúp con yêu phát triển chiều cao trong 1000 ngày đầu đời (04/10/2023)
- Làm gì để trẻ không bị thiếu Vitamin A? (02/10/2023)
- Những chú ý dinh dưỡng cho trẻ từ 7 tháng tuổi (02/10/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chất (24/09/2023)
- Hệ miễn dịch - “Tấm khiên” bảo vệ con khỏi bệnh tật (24/09/2023)
- Yếu tố nào quyết định tới chiều cao của trẻ? (24/09/2023)
- 3 cách bổ sung đạm để bé khỏe mạnh và cao lớn (15/09/2023)
- Những sai lầm khiến trẻ biếng ăn mẹ cần lưu ý (15/09/2023)
- Con 6 tháng tuổi - Ba mẹ nên cho ăn dặm mấy bữa một ngày? (15/09/2023)
- [Thông báo] V/v Nâng cấp sản phẩm Natumil (30/08/2023)