Mẹ nên bổ sung vitamin C cho con như thế nào?
Vai trò của việc bổ sung vitamin C cho trẻ
Vitamin C là một vi chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, cụ thể:
Vitamin C tham gia vào hoạt động làm lành vết thương, sản xuất tế bào mô ở da và bảo vệ trẻ khỏi những chứng cảm lạnh thông thường
Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại và phòng tránh được tình trạng chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, răng dễ rụng, sưng nướu răng, các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu máu,…
Vitamin C là một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể trẻ tránh được nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm khớp, ung thư. Đồng thời vi chất này cũng giúp trẻ hấp thu tốt những chất cần thiết khác như sắt, canxi,…
Bên cạnh đó, thiếu vitamin C trầm trọng sẽ làm cho collagen không được hình thành. Điều này khiến các mô tế bào bị phá vỡ, cơ thể của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến trẻ chậm lớn, còi cọc. Do đó, bổ sung vitamin C cho bé đúng liều lượng sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Bổ sung vitamin C đúng cách ở trẻ
Vi chất này có tính dễ tan trong nước, cơ thể không dự trữ lâu được nên cần bổ sung cho bé đều đặn hàng ngày. Lượng vitamin cần nạp vào cơ thể còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian và nguồn vi chất.
Bổ sung vitamin C cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi cần khoảng 20 mg mỗi ngày. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì mỗi ngày cần dung nạp 30 - 40 mg mỗi ngày. Lưu ý không được cho trẻ bổ sung quá nhiều vitamin C sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Nếu bố mẹ không rõ trẻ có hấp thụ đầy đủ dưỡng chất hay không thì có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Bổ sung vitamin C cho trẻ vào buổi sáng cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu hơn là buổi tuổi. Nếu các bậc phụ huynh cho trẻ uống vitamin C vào buổi tối dễ khiến con khó ngủ, quấy khóc. Cũng không nên cho trẻ uống vitamin ngay trước và ngay sau bữa ăn, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, khiến con khó hấp thụ tốt dưỡng chất. Vì thế, phụ huynh nên cân nhắc để bé có thể hấp thu vitamin C tốt nhất.
Vitamin tổng hợp và vitamin tự nhiên
Các loại thuốc bổ sung vitamin cho trẻ an toàn và hiệu quả như: Vitamin C dạng viên sủi, dạng ngậm như kẹo hay dạng thuốc nước như siro,... đều được trẻ em yêu thích sử dụng bởi có độ ngọt và dễ hấp thụ. Tuy nhiên thuốc cũng có một số nhược điểm như chứa tính axit, không tốt cho hệ tiêu hoá, quá trình hấp thụ chậm mà đào thải nhanh.
Vitamin C tự nhiên có trong thành phần trái cây như quả ổi, nước cam, quả cherry, dứa, xoài, đu đủ... Đây đều là những loại quả chứa hàm lượng vitamin C cao lại an toàn. Rau củ giàu vitamin C có ớt chuông đỏ, khoai tây, cải bó xôi, bông cải xanh, cà chua, súp lơ, khoai lang,... đều là những thực phẩm dễ tìm, dễ mua và dễ chế biến. Việc bổ sung vitamin C cho bé nguồn gốc tự nhiên giúp trẻ hấp thu tốt hơn và lưu trữ được lâu hơn các loại thuốc thông thường khác.
Đối với trẻ sơ sinh, vitamin C phần lớn được hấp thụ thông qua sữa mẹ. Trong nguồn dinh dưỡng này đã rất dồi dào và cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho cơ thể bé lớn mạnh.
Dấu hiệu ở trẻ cần được bổ sung vitamin C
Một số dấu hiệu thường gặp cho thấy cần bổ sung vitamin C cho bé thường xuyên hơn bao gồm:
Trẻ ít ăn rau xanh, củ quả thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bổ sung vitamin C cho trẻ để cơ thể hấp thụ kịp thời
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, virus mẹ nên bổ sung vitamin C qua nước cam hay trái cây, thuốc được bác sĩ/ dược sĩ kê toa để trẻ có thể nâng cao hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây hại,…
Bổ sung vitamin C cho trẻ mắc các bệnh thiếu máu do thiếu sắt nhằm giúp trẻ tăng cường hấp thu chất sắt.
Cuối cùng, để bổ sung vitamin C cho trẻ một cách đầy đủ thì mẹ nên chế biến các bữa ăn giàu dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm tươi xanh như rau củ quả và trái cây để con hấp thu tốt hơn. Bổ sung đầy đủ vitamin C và các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp sức đề kháng của trẻ được tăng cường và tránh được nhiều bệnh.
Bên cạnh đó, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Thực đơn gợi ý cho mẹ sau sinh lợi sữa và khỏe mạnh (28/12/2023)
- Người cao tuổi nên ăn uống thế nào để có giấc ngủ ngon? (18/12/2023)
- Khi bị tiểu đường thai kì bà bầu nên ăn và không nên ăn gì? (18/12/2023)
- Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho con yêu (18/12/2023)
- 9 thực phẩm người cao tuổi bị xương khớp nên dùng (11/12/2023)
- Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối (11/12/2023)
- Nên cho trẻ suy dinh dưỡng ăn như thế nào? (11/12/2023)
- Bổ sung chất xơ đúng cách cho bé (07/12/2023)
- Mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh (07/12/2023)
- Những thực phẩm người cao tuổi cần tránh để khỏe mạnh (07/12/2023)
- Mẹ ốm nghén nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? (28/11/2023)
- Thực phẩm chống viêm cho người cao tuổi thiếu máu cơ tim (28/11/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho người cao tuổi đúng cách (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ (18/11/2023)
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ đúng cách và an toàn (18/11/2023)
- Món ăn bài thuốc bổ dưỡng cho người cao tuổi (18/11/2023)
- Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi (18/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ mà các mẹ nên biết (18/11/2023)
- 9 thực phẩm tốt cho người cao tuổi giúp sống khỏe sống lâu (05/11/2023)