Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ
Hệ tiêu hoá đang trong thời gian phát triển và hoàn thiện nên các con thường hay gặp các vấn đề khi hấp thụ thức ăn. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết nhằm cải thiện đường tiêu hoá, giúp trẻ hấp thụ toàn diện các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Tránh ăn quá nhiều cùng một lúc
Phụ huynh cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến cho đường tiêu hoá và dạ dày nhỏ bé phải làm việc hết công suất nhằm hấp thụ hết dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng hệ tiêu hoá và dạ dày của trẻ. Vì thế, nên chia nhỏ từng bữa, cho bé ăn nhiều bữa với một ít thức ăn, tránh để bé ăn quá nhiều trong một lần. Đồng thời nên tập cho trẻ ăn chậm hơn, nhai kỹ thức ăn sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, tránh cho hệ tiêu hoá phải làm việc quá tải.
Khi ăn không uống nước
Trong quá trình cho ăn, các mẹ thường cho bé cầm một bình nước để uống. Thực ra đây là một thói quen không tốt, có thể làm gián đoạn quá trình ăn của bé, khiến thức ăn trong dạ dày bị pha loãng, dẫn tới quá trình tiêu hoá diễn ra chậm hơn. Các bậc phụ huynh có thể cho con uống một ít nước trước lúc ăn khoảng 15 - 20 phút và sau khi ăn tầm 30 - 40 phút nhằm cải thiện hệ tiêu hóa cho bé được khỏe mạnh hơn.
Không dùng thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn nhanh chứa một lượng chất bảo quản và chất béo rất lớn, gây nhiều trở ngại cho hệ tiêu hoá của con. Đồng thời, một số loại thức ăn nhanh cũng có thể chứa chất gây bệnh, nhưng lại ít dinh dưỡng, làm trẻ thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, bố mẹ nên loại bỏ đồ ăn nhanh, những loại thực phẩm chế biến sẵn ra thực đơn của con.
Hạn chế các thực phẩm khó tiêu hoá
Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như thịt hoặc sản phẩm từ sữa khiến đường ruột phải làm việc rất nhiều nếu trẻ ăn liên tục trong một tuần. Chính vì thế, bố mẹ nên bổ sung cho con ăn nhiều rau và hoa quả - như chuối chín hay bông cải xanh, giúp giảm viêm đường tiêu hoá và tránh táo bón, hấp thụ dinh dưỡng tốt và tăng cường khả năng miễn dịch. Lưu ý, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn chuối và ăn quá nhiều bông cải vì có thể dẫn đầy hơi.
Thiết kế thực đơn khoa học
Để cải thiện đường hệ tiêu hoá cho trẻ các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý khi thiết kế thực đơn hàng ngày của con. Có những loại thực phẩm nếu kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hoá. Ví dụ, không nên kết hợp thịt bò với khoai tây hay bánh mì để tránh làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm và yếu đi. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế thực đơn cho con rõ ràng và hiệu quả.
Tập trung trong khi ăn
Những thói quen tốt nên được thiết lập và cho trẻ tập luyện ngay từ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ thường cho con vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại để con ăn được nhiều hơn. Nhưng đây chỉ là lợi ích trước mắt, thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá vì cơ thể không tập trung vào nhiệm vụ thức ăn. Vì vậy, các bạn nên rèn thói quen cho trẻ không làm việc khác trong khi ăn để bé có thể ăn chậm rãi, từ tốn và cảm nhận hương vị của món ăn, từ đó cải thiện hệ tiêu hoá cho bé tốt hơn.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)