Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu
Ba tháng đầu được coi là thời điểm nhạy cảm nhất đối với mẹ bầu bởi cơ thể bắt đầu có những thay đổi để thích nghi dần với việc mang thai. Vậy làm thế nào để biết thai kỳ có đang khỏe mạnh. Dưới đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt ba tháng đầu bà bầu nên nắm được.
Bà bầu ốm nghén
Ốm nghén là biểu hiện mang thai điển hình mà mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua khi bước vào giai đoạn mang thai. Khi mang thai, nồng độ hormone hCG trong cơ thể mẹ bắt đầu gia tăng. Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến mẹ không kịp thích nghi và gây ra các triệu chứng ốm nghén. Khi ốm nghén, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, nhiều người có cảm giác buồn nôn, bị nôn và trở nên nhạy cảm với mùi vị. Tuy gây ra một chút phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày nhưng ốm nghén chính là một trong những dấu hiệu cho biết thai đang phát triển rất tốt.
Sang tháng thứ 4 tình trạng nghén sẽ giảm dần. Song nếu tình trạng nghén gia tăng mẹ bầu cần thăm khám và nhận hỗ trợ từ bác sĩ để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.
Cân nặng tăng ổn định trong thai kỳ
Trong thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng cho thấy em bé đang hấp thu dinh dưỡng và phát triển. Tùy theo thể trạng trước khi mang thai của từng mẹ bầu mà mức tăng cân sẽ có sự khác biệt chút ít. Nếu mẹ có thể trạng bình thường trước đó thì ở ba tháng đầu thai kỳ, trung bình mỗi tuần mẹ sẽ tăng khoảng từ 0,3 – 0,5kg.
Thai nhi có các chỉ số phát triển bình thường
Trong ba tháng đầu tiên, mẹ bầu cần ghi nhớ mốc khám thai quan trọng từ 8 – 13 tuần. Trong mốc khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành các siêu âm, xét nghiệm kiểm tra sức khỏe của em bé và tầm soát sớm các dị tật thai nhi nếu có.
Các chỉ số nằm trong mức bình thường là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt. Ngoài ra, sau mốc thăm khám này, mẹ cũng cần thực hiện đầy đủ các mốc thăm khám khác nhau theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi toàn diện sức khỏe của thai nhi.
Luôn cảm thấy nhức mỏi
Cảm giác nhức mỏi xuất hiện đồng thời trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ tăng thể tích để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Thai nhi lớn dần sẽ gây ra những sức ép lên các khu vực xung quanh trong đó có vùng xương chậu, các dây thần kinh, mạch máu,… Đây là lý do khiến mẹ luôn cảm thấy mỏi lưng, tê chân, đau bụng dưới,… Các dấu hiệu này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi càng về những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên đây lại là một trong những dấu hiệu tin mừng của mẹ khi mang thai.
Vòng bụng ngày một lớn thêm
Đây có lẽ là điều mà mẹ bầu nào cũng thấy khi mang thai. Em bé phát triển đầy đủ, hấp thu dưỡng chất từ mẹ sẽ lớn lên và phát triển trong bụng mẹ. Đồng thời thể tích nước ối, bánh nhau, thể tích máu cũng như sự tăng cân tự nhiên khiến vòng bụng của mẹ to hơn.
Đường huyết ổn định
Đường huyết tăng cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Đường huyết cao là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Đường huyết quá thấp cho thấy mẹ đang không được cung cấp đủ chất. Chính vì thế, duy trì được lượng đường huyết ổn định là tín hiệu tốt cho thai kỳ.
Cảm thấy căng tức ngực
Căng tức ngực là biểu hiện của việc cơ thể của mẹ đã bắt đầu quá trình tiết sữa non. Ngực sẽ bị căng tức và cương cứng trong suốt thai kỳ và khi cho con bú. Tuy gây ra những cảm giác khó chịu và nặng nề nhưng đây là tín hiệu vui mừng cho cả mẹ và bé.
Những điều mẹ cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh
Dù có những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu nêu trên nhưng mẹ vẫn cần duy trì lối sống khoa học, nghỉ ngơi và vận động điều độ để có một thai kỳ thuận lợi, suôn sẻ. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thăm khám định kỳ
Thăm khám định kỳ là điều mẹ cần ghi nhớ. Ở mỗi mốc thăm khám đều có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển của thai nhi. Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường ở bé và theo dõi sức khỏe của mẹ để có sự can thiệp phù hợp kịp thời.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất đạm, đường bột, chất béo và protein. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung axit folic với liều lượng khuyến cáo là 400 mcg/ngày để phòng chống dị tật ở thai nhi. Sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong suốt thời gian mang thai để phòng ngừa các nguy cơ thiếu máu và loãng xương cho mẹ bầu.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thông qua rau củ quả hoặc thuốc để giúp thai nhi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Chế độ nghỉ ngơi và vận động
Ngoài chế độ ăn uống thì nghỉ ngơi và vận động hợp lý cũng là điều mà mẹ bầu cần quan tâm. Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi lại nhanh và vận động mạnh. Bởi lúc này thai nhi dễ bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Mẹ nên đi chuyển nhẹ nhàng và tham gia các hoạt động như đi bộ hay tập yoga ở mức độ vừa phải để giúp cơ thể được thư giãn. Song song với đó, mẹ cần duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ đủ giấc và không thức quá khuya.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho bà bầu khoa học nhất (19/06/2023)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp mỗi ngày (19/06/2023)
- Cách kiểm soát đường huyết cho người không mắc bệnh tiểu đường (19/06/2023)
- Vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý (19/06/2023)
- Trẻ chậm tăng cân do đâu? Mách mẹ bí quyết giúp con lên cân vù vù (19/06/2023)
- Cách khắc phục chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ (19/06/2023)
- Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ em và phụ nữ mang thai? (19/06/2023)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)