Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp mỗi ngày
Một thực trạng hiện nay người mắc bệnh xương khớp ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa nhiều hơn. Trong đó, các bệnh lý như thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gout, thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp dạng thấp không chỉ gây ra đau đớn kéo dài, mà còn tăng nguy cơ tàn phế hàng đầu. Vì vậy, một khuyến nghị cấp thiết dành cho mọi người là hãy chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe xương khớp ngay từ sớm. Đây là cách giúp bạn duy trì một hệ xương linh hoạt và dẻo dai, đồng thời ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Lý do nên chăm sóc sức khỏe xương khớp mỗi ngày?
Hệ xương khớp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể như nâng đỡ và hỗ trợ chuyển động linh hoạt; bảo vệ cơ quan bên trong như não, tim và tủy sống; đồng thời đây cũng là nguồn dự trữ Canxi dồi dào.
Tuy nhiên, giống như cỗ máy hoạt động nhiều trong thời gian dài, hệ xương khớp khó tránh khỏi tình trạng hư hại. Cùng với giai đoạn 30 tuổi, quá trình hình thành các xương chậm hơn so với quá trình phân hủy, dẫn đến mật độ xương giảm đi, làm cho chức năng của xương giảm theo và gây ra hàng loạt bệnh lý xương khớp. Lúc này, giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho xương là việc làm cần thiết, nhằm giảm thiểu dấu hiệu thoái hóa, các bệnh lý xương khớp, loãng xương.
Một lý do nữa để mỗi người phải chăm sóc xương khớp từ bây giờ, đó là hệ xương dễ bị tổn hại từ lối sống sinh hoạt. Khi chúng ta ăn thừa hoặc thiếu chất, đi kèm thói quen ít vận động, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc quá sức hay vận động sai tư thế… đều có thể khiến khớp xương chịu áp lực nặng nề, dẫn đến xương ngày càng yếu đi, giòn và dễ gãy.
Vì thế, không chỉ chăm sóc và bảo vệ xương, mỗi người cũng phải thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học. Càng xây dựng thói quen tốt thì càng duy trì sức khỏe xương khớp lâu dài.
Hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp
Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp
Đừng ngạc nhiên khi trong quá trình tư vấn sức khỏe xương khớp, bác sĩ khuyến khích bạn nên ăn nhiều rau. Bởi, hàm lượng vitamin – khoáng chất dồi dào (vitamin B, C, E, beta-carotene, kali, magie) trong rau, giúp tăng sản xuất tế bào hình thành xương, đồng thời chống lại bệnh loãng xương, cũng như bệnh lý xương khớp khác.
Bên cạnh đó, mỗi người cũng phải ăn vừa đủ thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, để duy trì khối lượng và chất lượng của xương. Các loại thực phẩm giàu Canxi, vitamin D như cá béo, gan, pho mát, lòng đỏ trứng cũng là lựa chọn bổ sung cần thiết, góp phần phát triển hệ xương khỏe mạnh, dẻo dai và giảm triệu chứng đau nhức.
Cần lưu ý, chế độ ăn mỗi ngày phải có đầy đủ các loại thực phẩm trên đây. Điều này giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, tránh tình trạng thiếu – thừa nguy hại cho sức khỏe xương khớp. Ngoài ra trong bữa ăn, bạn cũng phải hạn chế thực phẩm nhiều đường và các chất béo xấu. Đây chính là yếu tố gây ra thừa cân – béo phì, làm tăng áp lực cho xương và khiến xương dễ bị gãy hơn.
Thường xuyên vận động hợp lý
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng mật độ khoáng xương, tăng sức mạnh và kích thước của xương, đồng thời ngăn ngừa thoái hóa khớp. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập như đi bộ, chạy bộ, dưỡng sinh, đạp xe, tập yoga, bơi lội để thực hiện đều đặn mỗi ngày. Khi ấy, các cơ quanh khớp cũng được khỏe mạnh, giảm mất xương và có thể giảm sưng, viêm hoặc đau ở khớp.
Vì xương khớp là một bộ phận dễ tổn thương nên trong quá trình vận động, bạn cần trang bị dụng cụ bảo vệ và chú ý khởi động thật kỹ trước khi luyện tập. Ngoài ra, cần duy trì cường độ và tần suất vận động hợp lý, không được tập quá sức có thể ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng khỏe mạnh có tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp. Cụ thể, khi cân nặng được kiểm soát ổn định, điều này giúp xương, khớp không phải chịu sức nặng từ cơ thể, nhờ đó tránh tình trạng gãy xương, đau khớp xảy ra. Bên cạnh đó, duy trì cân nặng hợp lý giúp tăng khả năng hấp thu Canxi diễn ra thuận lợi, làm chậm quá trình lão hóa, cũng như giảm nguy cơ tiêu xương hoặc loãng xương.
Loại bỏ thói quen không tốt cho xương khớp
Hút thuốc lá là một trong những thói quen xấu đối với xương khớp. Khi hút thuốc thường xuyên, điều này khiến xương dễ bị gãy, đồng thời tình trạng đau thắt lưng, viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra nhanh hơn. Cùng với thuốc lá, rượu cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến nồng độ Canxi trong xương giảm đi, gây ra tình trạng loãng xương hoặc mất xương. Do đó, để bảo vệ xương khớp khỏi nguy cơ tổn thương thì ngay hôm nay, bạn nên từ bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Cách kiểm soát đường huyết cho người không mắc bệnh tiểu đường (19/06/2023)
- Vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý (19/06/2023)
- Trẻ chậm tăng cân do đâu? Mách mẹ bí quyết giúp con lên cân vù vù (19/06/2023)
- Cách khắc phục chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ (19/06/2023)
- Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ em và phụ nữ mang thai? (19/06/2023)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)