Chia sẻ phương pháp tập cho trẻ ăn thô đúng chuẩn
Khi nào nên cho trẻ ăn thô?
Giai đoạn tập ăn thô ở trẻ là quá trình chuyển đổi từ thức ăn lỏng sang chế độ ăn đặc hơn nhằm giúp bé tiếp xúc và làm quen với thức ăn nguyên dạng như người lớn. Đồng thời, lúc này con đã có thể cầm bốc bằng tay nên mẹ có thể cắt thức ăn thành các miếng nhỏ để con cảm nhận thức ăn thô thật tốt bằng nhiều giác quan.
Thời điểm thích hợp để tập cho con ăn thô nên bắt đầu từ lúc 6 tháng hoặc 8 - 9 tháng tuổi, khi mà bé đã hình thành phản xạ nhai nuốt tự nhiên và có hứng thú với thức ăn. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu ở mỗi con sẽ khác nhau, bởi có bé thích nghi nhanh, có con lại cần nhiều thời gian hơn để làm quen với loại thức ăn mới.
Cách tập cho con ăn thô mẹ cần biết
Để giúp con phát triển kỹ năng nhai, nuốt và làm quen với nhiều dạng thức ăn ngay từ thời thơ ấu, mẹ tham khảo một số cách tập cho bé ăn thô đúng cách theo từng mốc giai đoạn quan trong sau:
Giai đoạn 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé chuyển trực tiếp từ bú mẹ sang tập ăn dặm nên kỹ năng tốt nhất của con là nuốt chửng. Lúc này việc bắt đầu ăn thô giúp bé có được phản xạ của lưỡi, đưa và đẩy thức ăn từ trước ra sau rồi mới nuốt.
Cách chế biến thức ăn:
Mẹ nên nấu cháo loãng theo tỉ lệ 1:10 (gạo:nước) rồi rây qua lưới cho nhuyễn, nếu cháo quá đặc thì có thể thêm nước hầm rau củ để cháo loãng dễ ăn. Còn với rau củ quả, mẹ nên rây ngay sau khi luộc/hấp sẽ dễ dàng hơn.
Một số loại thực phẩm phù hợp với bé giai đoạn này là bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt, bí ngòi, bí xanh, súp lơ, rau bina, rau ngót, rau dền, mướp, chuối, bơ, táo, xoài…
Giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi
Đây là giai đoạn con đang thích nghi dần với quá trình ăn dặm. Lúc này, lưỡi của con sẽ bắt đầu hình thành phản xạ đẩy thức ăn lên xuống giữa hàm trên và hàm dưới để làm tan thức ăn rồi mới nuốt.
Cách chế biến thức ăn:
Mẹ có thể nấu cháo cho con theo tỉ lệ là 1:7 (gạo:nước) và không cần rây mịn nữa chỉ cần nghiền bằng muỗng là được. Với rau củ cũng vậy, sau khi luộc hoặc hấp chín, mẹ chỉ việc dùng nĩa nghiền nát hoặc thái hạt lựu nhỏ bằng hạt đậu rồi cho con ăn.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này con đã có thể ăn được các loại thực phẩm như cá, thịt heo, thịt bò, ức gà, tôm sông, lươn, cua đồng, bồ câu… Tuy nhiên, thức ăn cần được băm hoặc xay nhuyễn để con ăn không bị nghẹn.
Giai đoạn 9 - 11 tháng tuổi
Kỹ năng ăn uống của con giai đoạn 9 – 11 tháng có sự khác biệt ở hoạt động của lưỡi. Đồng thời, từ giai đoạn 6 tháng tuổi đến nay, con đã có một khoảng thời gian đủ để làm quen với chế độ ăn mới. Nhờ đó kỹ năng nhai trở nên thành thục hơn dù cho hàm chưa mọc nhiều răng.
Cách chế biến thức ăn:
Mẹ đã có thể nấu cháo cho con đặc hơn với tỉ lệ 1:5 (gạo:nước) và cháo đặc nguyên hạt 1:3 (gạo:nước) khi trẻ được 11 tháng tuổi. Với rau củ, mẹ có thể cắt từng miếng to hơn hạt đậu một chút. Đối với nhóm cung cấp chất đạm, các món hấp, xào, luộc, chiên... bé đều có thể ăn được.
Một số thực phẩm mới con ăn được trong giai đoạn này là cá biển, hải sản (tôm, cua, mực), nội tạng (tim, gan)…
Giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi
Vào giai đoạn này, phần lợi của con đã phát triển ổn định với lực nhai mạnh hơn và đầu lưỡi cũng có thể di chuyển linh hoạt trong khoang miệng. Vì thế con có thể thoải mái ăn thức ăn cứng, nhai tốt và nuốt nhanh hơn.
Cách chế biến thức ăn:
Mẹ nên chế biến thức ăn thành nhiều hình dạng, tăng độ thô để con tập nhai. Lúc này, mẹ có thể cho con ăn cơm hạt như người lớn, rau củ vẫn phải cắt nhỏ tầm 1cm và nhóm thực phẩm khác được phép kết hợp với các loại bột chiên, gia vị nhạt để làm đa dạng món ăn.
Thực đơn của con 12 - 18 tháng tuổi có thể thêm vào các loại hải sản vỏ cứng như sò, hến, hào, nghêu…
M ẹ cần lưu ý gì khi cho con ăn thô?
Muốn thực hiện những cách tập cho bé ăn thô hiệu quả, mẹ cần lưu ý những điều như:
• Không nên cho bé ăn quá nhiều loại thức ăn thô cùng 1 lúc.
• Không chọn thực phẩm dễ gây hóc nghẹn và gây dị ứng.
• Chọn nguồn thực phẩm tươi sạch, đảm bảo vệ sinh.
• Chế biến thức ăn mềm vừa phải để bé nhai dễ dàng.
• Không ép bé ăn khi con đã no, không muốn ăn nữa.
• Bình tĩnh xử lý khi bé ọe, hóc thức ăn.
• Duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để nạp đủ dưỡng chất.
Đối với bé ở giai đoạn ăn thô, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ/sữa công thức. Mẹ cho bé ăn các loại thực phẩm khác nhưng cũng đừng quên bổ sung đủ lượng sữa mỗi ngày để con hấp thu đầy đủ dưỡng chất, phát triển tối ưu. Nếu bé sử dụng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm chứa nhiều chất xơ, đạm mềm nhỏ để bé tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh, tạo nền tảng sức khỏe vững vàng và phát triển khỏe mạnh.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Mẹ bầu và những lẩm tưởng về thực phẩm nên biết (24/06/2024)
- Công dụng của yến sào với người cao tuổi, người bệnh (18/06/2024)
- Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu (18/06/2024)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Điểm danh các thực phẩm giàu Omega phát triển não bộ của trẻ (16/04/2024)
- TOP 10 thực phẩm chứa vitamin A mẹ nên lưu ý bổ sung cho con (16/04/2024)
- Cách trữ đông đồ ăn dặm cho bé chuẩn nhất (16/04/2024)
- Một số loại thực phẩm cần kiêng khi mang thai (29/02/2024)
- Những lưu ý trong chế độ ăn cho người mắc bệnh xương khớp (29/02/2024)
- Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón mà ba mẹ cần nắm rõ (29/02/2024)
- 7 loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu (18/02/2024)
- Người cao tuổi bị cao huyết áp nên ăn uống thế nào? (18/02/2024)
- Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thuộc lứa tuổi mầm non (18/02/2024)
- 8 chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu ăn chay để có thai kỳ khỏe mạnh (07/02/2024)
- Những thực phẩm người cao tuổi bị táo bón nên sử dụng (07/02/2024)
- Trẻ cúm A nên ăn gì và mẹo chăm sóc đúng cách để nhanh khỏi bệnh (06/02/2024)
- Cách ăn uống khoa học cho mẹ bầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng (05/02/2024)
- Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì để cải thiện? (05/02/2024)
- Top 7 siêu thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho bé (05/02/2024)
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi trong thời tiết rét đậm (28/01/2024)