Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón mà ba mẹ cần nắm rõ
Tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón?
Khác với trẻ tập ăn dặm, táo bón hiếm khi là một vấn đề đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, hoặc sữa công thức. Nếu trẻ sơ sinh đang được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức bị táo bón, bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó hoặc tình trạng không dung nạp một thành phần có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
Ăn dặm là giai đoạn nối tiếp sau một khoảng thời gian dài trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Giai đoạn chuyển đổi từ một chế độ dinh dưỡng chỉ bao gồm sữa sang thức ăn đặc hơn sẽ dẫn đến đủ loại thay đổi.
Đối với các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ mới tập ăn dặm bị táo bón là vấn đề thường gặp. Đây là mối quan tâm lo lắng của hầu hết cha mẹ ở giai đoạn này, nhưng đây thực sự không phải là vấn đề nghiêm trọng.
1. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi với thực phẩm mới
Bình thường chúng ta sẽ quan sát thấy những thay đổi quan trọng trong phân khi chúng ta cho trẻ ăn thức ăn đặc, bao gồm: Màu sắc, mùi, số lượng, tần suất đại tiện của trẻ... Đôi khi các bà mẹ có thể thấy cả khối thức ăn trong tã. Đây là tất cả các biểu hiện bình thường khi hệ thống tiêu hóa của bé “học hỏi” và thích nghi với việc ăn toàn thức ăn.
2. Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Trong nhiều trường hợp, trong độ tuổi trẻ ăn dặm bị táo bón có thể là do trẻ chưa sẵn sàng nhưng mẹ đã vội vàng tập cho ăn dặm hoặc cho ăn quá nhiều. Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị “quá tải” và dẫn tới táo bón.
3. Trẻ bị thiếu nước
Trong quá trình ăn dặm, hệ tiêu hoá của trẻ đang phải thích nghi với thực phẩm mới cộng thêm tình trạng thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng phân khô, cứng khó có thể đẩy ra ngoài, lâu dần sẽ tích tụ khiến trẻ bị táo bón kéo dài.
Vì vậy, trong độ tuổi ăn dặm để tránh tình trạng táo bón cha mẹ cũng nên chú ý đến cách sử dụng nước trong ăn dặm và nhu cầu về nước ở trẻ em theo độ tuổi .
4. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn dặm
Ngoài ra, nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón còn có thể là do trẻ không được bổ sung đủ chất xơ từ chế độ ăn uống. Khi đó, bố mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây hoặc thử cho bé ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Nên bổ sung cho trẻ ăn dặm những gì để phòng ngừa táo bón?
Một chế độ ăn lành mạnh và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm cung cấp cho trẻ mới tập ăn dặm luôn là một chiến lược tốt để ngăn ngừa táo bón.
1. Sắt
Các loại thực phẩm trong khẩu phần của các bé mới ăn dặm nên giàu chất sắt. Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng và là một trong những lý do cần bắt đầu bổ sung thức ăn đặc cho trẻ khoảng 6 tháng tuổi.
Nếu bạn cho trẻ ăn ngũ cốc giàu chất sắt, bạn có thể thấy trẻ dễ bị táo bón. Vì thế, nên thay đổi các nguồn thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: Thịt, cá, trứng, bơ hạt, các loại đậu, đậu phụ... (và ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh).
Nếu con bạn đang dùng chất bổ sung sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về khả năng giảm liều và nhớ thảo luận về những ưu và nhược điểm của việc tiếp tục dùng các viên uống bổ sung.
2. Chất xơ và vitamin
Bên cạnh tầm quan trọng của các loại thực phẩm giàu chất sắt, trái cây và rau cũng nên là một phần của bữa ăn cho bé. Trái cây và rau chứa nhiều vitamin C, giúp hấp thu sắt. Chúng cũng cung cấp các chất xơ hữu ích để ngăn ngừa táo bón.
Chất xơ rất cần thiết để giúp hình thành phân trong đường tiêu hóa. Như với các dưỡng chất khác, đa dạng hóa nguồn thực phẩm chứa chất xơ luôn là một ý kiến hay. Ngoài trái cây và rau, các nguồn chất xơ khác bao gồm các loại hạt xay, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nướng, các loại đậu nấu chín và đậu...
Tất cả những thực phẩm này đều là những thực phẩm tuyệt vời để giới thiệu vì, chúng không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ tốt, mà chúng còn có vị ngon, bổ dưỡng, góp phần tạo ra một chế độ ăn uống đa dạng và bé sẽ thích chúng.
3. Chất lỏng
Chất lỏng ở đây bao gồm: Nước (nước lọc, các loại nước ép trái cây tươi), sữa mẹ và sữa công thức
Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, và cho trẻ uống nước trong bữa ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ cho trẻ uống sữa bò khi trẻ được 9 tháng tuổi. Có thể tiếp tục sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức trong quá trình bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng các loại thức ăn đặc.
Chất lỏng mà em bé uống đảm bảo rằng phân của chúng không quá khô, giúp dễ dàng hơn khi đi đại tiện.
Cha mẹ có thể tham khảo một số loại hoa quả có thể làm nước ép cho trẻ như: Táo và lê... Đây đều là các loại quả chứa các loại chất xơ . Nó sẽ giúp trẻ đại tiện thoải mái và dễ chịu hơn.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- 7 loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu (18/02/2024)
- Người cao tuổi bị cao huyết áp nên ăn uống thế nào? (18/02/2024)
- Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thuộc lứa tuổi mầm non (18/02/2024)
- 8 chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu ăn chay để có thai kỳ khỏe mạnh (07/02/2024)
- Những thực phẩm người cao tuổi bị táo bón nên sử dụng (07/02/2024)
- Trẻ cúm A nên ăn gì và mẹo chăm sóc đúng cách để nhanh khỏi bệnh (06/02/2024)
- Cách ăn uống khoa học cho mẹ bầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng (05/02/2024)
- Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì để cải thiện? (05/02/2024)
- Top 7 siêu thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho bé (05/02/2024)
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi trong thời tiết rét đậm (28/01/2024)
- 6 ý tưởng cho bữa sáng lành mạnh với phụ nữ mang thai (28/01/2024)
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ thích ứng tốt hơn với thời tiết lạnh (28/01/2024)
- NATUMIL TRAO TẶNG 3000 LY SỮA TỚI NHỮNG “CÁNH HOA NHỎ” MIỀN BIÊN GIỚI (24/01/2024)
- Dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp mau phục hồi (21/01/2024)
- Người cao tuổi bổ sung canxi thế nào để phòng loãng xương (21/01/2024)
- 9 thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ (21/01/2024)
- 5 bí quyết giúp người cao tuổi ăn Tết vui, khỏe (15/01/2024)
- 7 mẹo tránh đầy bụng cho mẹ bầu trong những ngày Tết (15/01/2024)
- Bí quyết giúp con không bị rối loạn tiêu hóa dịp Tết này (15/01/2024)
- Những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thai phụ nên ăn dịp Tết (02/01/2024)