Top 7 siêu thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho bé
1. Bơ
Bơ là loại trái cây duy nhất có chứa chất béo bão hòa đơn có lợi và giúp giảm cholesterol có hại cho tim. Bơ cũng là một nguồn chất xơ hòa tan có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra loại trái cây này còn chứa rất nhiều vitamin E có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Bạn hãy thử nghiền bơ với một chút chanh hoặc nước cốt chanh cùng sữa chua và rưới chúng lên bánh nướng hoặc trộn với rau sống để bé có thể thưởng thức ngon miệng hơn.
2. Việt quất
Thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho trẻ kế đến là việt quất. Việt quất chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Loại trái cây này có thể giúp con bạn giảm cholesterol, tăng cường bộ nhớ và chống lại một số loại ung thư nhất định. Việt quất có thể mang lại lợi ích sức khỏe to lớn dù con bạn thưởng thức khi nó còn tươi hoặc khi đã đông lạnh.
Các đầu bếp có tiếng thường tạo nên sốt chứa các loại đậu với việt quất và cải bó xôi để ăn kèm với bánh bột mì nướng, bánh mì kẹp thịt và bánh quy. Việt quất dại đông lạnh là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất mà bạn có đưa vào món ăn của bé.
3. Yến mạch
Loại ngũ cốc mềm nguyên hạt này giúp ta ngăn chặn lượng đường trong máu tăng và giảm đột ngột, làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn và giúp cơ thể loại bỏ được các cholesterol có hại.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên dùng bột yến mạch vào bữa ăn sáng. Bạn có thể chế biến bữa sáng bằng bột yến mạch truyền thống thay vì dùng các loại chế biến sẵn bởi chúng cung cấp nhiều chất xơ và nguồn năng lượng để bạn hoạt động lâu dài hơn. Hãy nấu yến mạch bằng sữa thay vì nước và trang trí món ăn bằng quả việt quất để tạo nên bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho một ngày mới.
4. Cá hồi
Vì sao cá hồi là thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho bé? Loại cá sống ở vùng nước lạnh này có chứa omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, cải thiện tâm trạng và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý bạn hãy nấu món cá hồi tẩm bột chiên giòn để con bạn và cả gia đình có thể cùng nhau thưởng thức. Hãy chọn cá hồi hoang dã để giúp con bạn giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại như PCBs và thủy ngân.
Cách chế biến món ăn này vô cùng đơn giản: hãy cắt lát khoảng nửa ký cá hồi, nhúng chúng vào lòng trắng trứng đã được đánh nhẹ, sau đó lại nhúng vào hỗn hợp vụn bánh mì, bột ngô, phô mai, muối, hạt tiêu, ớt bột, tỏi và hành tây thái nhỏ. Cuối cùng, rán cá trên chảo với lửa vừa phải. Và thế là một món ăn ngon lành cho cả gia đình bạn đã sẵn sàng.
5. Cải bó xôi
Cải bó xôi là một nguồn thực phẩm rất tốt chứa sắt, canxi, axit folic và vitamin A và C – những loại dưỡng chất rất tốt cho việc phát triển xương và não bộ.
Loại rau đa năng này có vị nhẹ và có thể được nấu chín rất nhanh, vậy nên bạn có thể cho nó vào súp nóng, trộn chung với nước sốt cà chua hay cuộn chung với bánh bột mì nướng.
6. Khoai lang
Khi nhắc đến siêu thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho bé, không thể bỏ qua khoai lang. Khoai lang chứa nhiều vitamin B, C, và E cũng như canxi, kali, sắt. Loại củ này cũng giàu tinh bột phức và chất xơ giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.
Khoai lang có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa đường giảm đột ngột nhờ vào tinh bột phức. Nó cũng có vị ngọt thanh giúp làm giảm độ chua của cà chua – vị mà đôi khi các bé rất ghét khi ăn sốt mì ống.
7. Sữa chua
Sữa chua là món ăn giàu canxi và là một nguồn protein (chất đạm) rất tốt. Sữa chua còn giúp củng cố xương và răng, hỗ trợ tiêu hóa và chống lại các vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Bạn có thể thưởng thức món này bằng cách mua sữa chua ít béo, đổ nó vào trái cây tươi hoặc trái cây đông lạnh. Bằng cách này, bạn sẽ làm tránh được lượng đường trong sữa chua có đường khi cho bé ăn món đó và tạo nên một món ăn giàu kem và ngon miệng để các bé có thể thỏa thích thưởng thức.
Nếu con bạn kén ăn, hãy sử dụng các công thức nấu ăn và một kế hoạch ăn uống hợp lý để bé có thể ăn ngon miệng hơn và ăn nhiều thực phẩm tăng cường dinh dưỡng hơn.
- Tác động của vận động đến sự phát triển chiều cao của trẻ (19/06/2023)
- Mách mẹ 7 thực phẩm giúp tăng đề kháng cho con (02/10/2023)
- Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi (28/11/2023)
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ lứa tuổi mầm non (18/06/2024)
- Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ (19/06/2023)
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi trong thời tiết rét đậm (28/01/2024)
- 6 ý tưởng cho bữa sáng lành mạnh với phụ nữ mang thai (28/01/2024)
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ thích ứng tốt hơn với thời tiết lạnh (28/01/2024)
- NATUMIL TRAO TẶNG 3000 LY SỮA TỚI NHỮNG “CÁNH HOA NHỎ” MIỀN BIÊN GIỚI (24/01/2024)
- Dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp mau phục hồi (21/01/2024)
- Người cao tuổi bổ sung canxi thế nào để phòng loãng xương (21/01/2024)
- 9 thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ (21/01/2024)
- 5 bí quyết giúp người cao tuổi ăn Tết vui, khỏe (15/01/2024)
- 7 mẹo tránh đầy bụng cho mẹ bầu trong những ngày Tết (15/01/2024)
- Bí quyết giúp con không bị rối loạn tiêu hóa dịp Tết này (15/01/2024)
- Những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thai phụ nên ăn dịp Tết (02/01/2024)
- Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi trong dịp Tết (02/01/2024)
- 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho con trong dịp Tết (02/01/2024)
- Dinh dưỡng cho người cao tuổi có cholesterol máu cao (28/12/2023)
- Mẹ nên bổ sung vitamin C cho con như thế nào? (28/12/2023)
- Thực đơn gợi ý cho mẹ sau sinh lợi sữa và khỏe mạnh (28/12/2023)
- Người cao tuổi nên ăn uống thế nào để có giấc ngủ ngon? (18/12/2023)
- Khi bị tiểu đường thai kì bà bầu nên ăn và không nên ăn gì? (18/12/2023)
- Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho con yêu (18/12/2023)
- 9 thực phẩm người cao tuổi bị xương khớp nên dùng (11/12/2023)